“3 tháng đầu thai kỳ là thời điểm vô cùng quan trọng của mẹ bầu, bởi lúc này thai nhi chưa làm tổ chắc chắn trong bụng mẹ. Dọa sảy thai là một vấn đề thường gặp của phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu thai kỳ. Do vậy, mẹ bầu cần có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và khám thai định kỳ để phòng ngừa dọa sảy thai.”
I. Hiện tượng dọa sảy thai là gì?
Dọa sảy thai ở 3 tháng đầu thai kỳ có thể dẫn đến sảy thai. Dọa sảy thai là tình trạng thai nhi vẫn còn sống chưa bị bong khỏi niêm mạc tử cung và phát triển trong buồng tử cung nhưng thai phụ lại có dấu hiệu như đau bụng và ra máu. Tình trạng này nếu được phát hiện và điều trị sớm thì có thể giữ lại được con.
Thông thường dọa sảy thai chỉ xuất hiện phổ biến ở 3 tháng đầu thai kỳ hoặc có thai từ 4-6 tháng, cổ tử cung chưa mở, khi trứng được thụ tinh làm tổ vào tử cung chưa chắc chắn nên thai sẽ dễ bị bong ra. Sau đó, hiện tượng này sẽ không còn phổ biến nữa. Khi thai nhi được 6 tháng tuổi, sản phụ bị đau bụng chuyển dạ mà cổ tử cung chưa mở là dọa đẻ non.
Hiện tượng dọa sảy thai có thể xảy ra do các nguyên nhân như:
- Bất thường về nhiễm sắc thể, bất đồng nhóm máu mẹ con
- Sản phụ mắc các bệnh về sốt cao, suy tim, bệnh về tử cung, sẽ tăng nguy cơ mắc dọa sảy thai
- Mẹ bầu bị suy nhược do lao động quá sức, ăn uống thiếu chất
II. Dấu hiệu nhận biết của hiện tượng dọa sảy thai
- Xuất hiện tình trạng ra máu âm đạo, thường là máu sẽ có màu đỏ hay đen lẫn với dịch nhầy
- Đau bụng dưới
- Đau lưng
- Cổ tử cung còn dài, đóng kín. Thân tử cung to, mềm, tương ứng tuổi thai
III. Cách xử trí dọa sảy thai 3 tháng đầu
Dọa sảy thai xảy ra phần lớn là do mẹ bầu bị kiệt sức, suy nhược cơ thể. Do vậy khi bị dọa sảy thai, mẹ bầu nên chú ý nghỉ ngơi nhiều, thư giãn, tránh căng thẳng, vận động nhiều. Ngoài ra, mẹ bầu có thể thực hiện một số lưu ý sau để bảo vệ thai nhi ở 3 tháng đầu thai kỳ:
- Tập luyện nhẹ nhàng: Mẹ bầu có thể dành 30 phút mỗi ngày đi bộ nhẹ nhàng để khỏe mạnh hơn, giữ được tâm trạng tốt và sinh nở dễ dàng hơn vào cuối thai kỳ
- Tránh xoa bụng hoặc tự ý thăm khám âm đạo, điều này có thể kích thích cổ tử cung và gây ra sảy thai
- Tránh quan hệ trong thời điểm này
- Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ như ăn nhiều rau xanh và trái cây, ít dầu mỡ, không ăn các loại thức ăn tái, sống. Mẹ bầu có thể ăn các món ăn dưỡng thai như cháo cá chép, chè hạt sen
- Không uống rượu, bia và hút thuốc
- Khám thai định kỳ
- Sử dụng thuốc hợp lý theo bác sĩ chỉ định
Với hơn 15 năm hoạt động và quy tụ nhiều y bác sĩ dày dặn chuyên môn về Sản phụ khoa, Phòng khám đa khoa 72 hiện nay là một trong những cơ sở y tế uy tín về các dịch vụ tư vấn, chăm sóc mẹ bầu tại Thanh Hóa. Nếu bạn cần hỗ trợ thêm về các vấn đề trong giai đoạn mang thai, hãy gọi điện ngay tới số hotline hoặc để lại thông tin dưới đây, chúng tôi sẽ sớm liên hệ để tư vấn!