Viêm âm đạo là tình trạng viêm nhiễm vùng kín mà hầu như chị em nào cũng từng bị ít nhất một lần. Trong đó, tình trạng viêm phụ khoa do vi khuẩn là phổ biến nhất. Bệnh lý này rất thường gặp ở phụ nữ độ tuổi từ 15 đến 45.
I. Nguyên nhân:
Tình trạng viêm nhiễm vùng kín thường được phân loại theo các nguyên nhân sau:
- Viêm do nấm men (Candida)
- Viêm do vi khuẩn Viêm do trùng roi Trichomonas
- Viêm do lậu (Chlamydia)
- Viêm do virus
- Viêm không lây nhiễm
- Viêm teo âm đạo
II. Dấu hiệu viêm nhiễm âm đạo
Âm đạo của phụ nữ thường tiết dịch có màu trắng trong hoặc hơi đục. Đây là cách âm đạo tự làm sạch các tế bào chết, cũng như ngăn ngừa nhiễm trùng và các vi khuẩn có hại xâm nhập vào âm đạo. Có thể nói, tiết dịch âm đạo là cơ chế làm sạch cơ thể tự nhiên mà ai cũng phải có.
Dịch tiết âm đạo bình thường (không phải bệnh lý) sẽ không gây cảm giác đau hay ngứa ngáy. Lượng dịch tiết ra cũng khác nhau ở từng thời điểm. Có khi nó chỉ là một lượng nhỏ rất loãng, có lúc tiết nhiều và đặc hơn.
Tuy nhiên, sẽ là bất thường khi âm đạo của bạn có các triệu chứng dưới đây, bởi đó là dấu hiệu cho thấy bạn đang bị viêm nhiễm vùng kín:
- Thay đổi màu sắc, mùi hoặc lượng dịch tiết ra từ âm đạo: dịch màu vàng hoặc trắng đục, có mùi hôi, ra rất nhiều
- Ngứa hoặc kích ứng âm đạo.
- Đau khi giao hợp.
- Rát, buốt mỗi lần đi tiểu.
- Chảy máu âm đạo nhẹ.
III. Phương pháp chẩn đoán viêm âm đạo
Ngay khi có biểu hiện viêm nhiễm phụ khoa, bạn cần đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Để chẩn đoán tình trạng “cô bé” của bạn, bác sĩ sẽ tiến hành các bước sau:
- Xem lại bệnh sử: Bác sĩ hỏi bạn về tiền sử nhiễm trùng âm đạo hoặc các bệnh lây truyền qua đường tình dục mà bạn từng mắc.
- Tiến hành khám phụ khoa: Bác sĩ sử dụng một dụng cụ (mỏ vịt) để xem xét bên trong âm đạo, xem vùng kín của bạn có bị viêm và tiết dịch bất thường không. Bạn lưu ý là tránh sử dụng băng vệ sinh, quan hệ tình dục hoặc thụt rửa trước buổi khám để bác sĩ đánh giá dịch âm đạo một cách chính xác nhất.
- Thu thập mẫu để tiến hành xét nghiệm: Trong quá trình khám phụ khoa, bác sĩ có thể thu thập một mẫu dịch tiết âm đạo hoặc cổ tử cung để làm xét nghiệm. Kết quả sẽ giúp xác định loại viêm âm đạo mà bạn mắc phải.
- Kiểm tra độ pH: Bác sĩ kiểm tra độ pH âm đạo bằng cách sử dụng que thử độ pH hoặc giấy đo độ pH ở khu vực thành âm đạo. Độ pH tăng cao cho thấy bạn có khả năng bị nhiễm trùng âm đạo do vi khuẩn hoặc nhiễm trùng roi trichomonas. Tuy nhiên, cần thêm các xét nghiệm khác trước khi bác sĩ đưa ra chẩn đoán cuối cùng.
IV. Phương pháp điều trị
Viêm nhiễm âm đạo là bệnh lý do nhiều nguyên nhân và điều kiện khách quan gây ra. Vì thế, mỗi loại viêm âm đạo sẽ có phương pháp điều trị khác nhau. Để được tư vấn cụ thể hơn, hãy gọi điện tới số hotline hoặc để lại thông tin dưới đây, Phòng khám đa khoa 72 sẽ trực tiếp liên hệ để tư vấn và hỗ trợ.